Nội dung chính
Manga – Đặc Trưng Của Văn Hóa Nhật Bản
Tiếng Nhật: manga マンガ) là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Đây cũng là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Không chỉ chiếm lĩnh được thị trường toàn cầu mà từ lâu, Manga đã được đông đảo bạn trẻ đón nhận trong đó có các bạn trẻ Việt Nam.
Một tín đồ siêu thích về Manga của Nhật ngữ Soki sẽ chia sẻ với bạn những Manga từ rất xưa
Ví dụ như những Manga nổi bật phải kể đến như: Doraemon – 1996 và Thám tử lừng danh Conan – 2000.

Manga đã trở thành một phần trong cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ. Ngoài tác dụng giải trí, nghệ thuật này còn góp sức vào việc giáo dục giới trẻ về cách sống, cách yêu, cách học tập, làm việc, phiêu lưu mạo hiểm, khám phá …. Những tác phẩm Manga qua bao nhiêu thế hệ vẫn được đón nhận như: Doremon, Thám tử lừng danh Conan, Cậu bé vô song Hoàng Phi Hồng …

Ở Nhật Bản, Manga có lịch sử phát triển từ khá sớm. Người dân Nhật Bản đã sớm có hứng thú với loại nghệ thuật về tranh ảnh. Thời kỳ này, Manga đơn giản chỉ là những mẫu truyện tranh ngắn nhưng mang lại những giá trị lớn. Không những thế, Manga còn giữ một vị trí quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản.
Thời chiến tranh, ngoài mục đích giải trí thì Manga được sử dụng với mục đích tuyên truyền hoặc châm biếm nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia. Vì thế trong thời gian này, rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề và sự phát triển của Manga Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn.
Sau chiến tranh, Osamu Tezuka (nhiều người gọi là “cha đẻ của manga“, “vị thánh tổ của manga“) đã đứng lên để vực dậy nền Manga, đem đến cho văn hóa Nhật Bản và thế giới một thể loại Manga hoàn toàn mới. Ông đã góp phần định hình kiểu mẫu Manga thực sự đầu tiên và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong nền văn hóa Nhật Bản hiện đại.

Manga trở thành cầu nối Nhật bản với bạn bè thế giới, có tới hơn 350 tạp chí truyện tranh gọi là Manga. Hàng năm, Nhật Bản xuất bản tới hơn 4000 bộ truyện tranh khác nhau cho cả trẻ em và người lớn. Nhật Bản cũng nhận thức được sức mạnh của ngành văn hóa này và muốn truyện tranh của họ đi ra quốc tế, đó cũng là cách Nhật Bản giao lưu văn hóa với các nước bên ngoài.